Tổng thống Nelson Mandela và Desmond Tutu ở nhà của tổng thống, 8115 Vilakazi Street, Orlando West, Soweto vào năm 1990.
Chân dung nhiếp ảnh gia Nam Phi, Alf Kumalo (1930-2012).
Theo câu chuyện của cố tổng thống Nelson Mandela kể lại, trong thời gian dài bị giam cầm, điều ông nhớ nhất chính là hình ảnh và tiếng trẻ con. Là một người cha, ông không được nhìn con mình lớn lên, trừ một loạt ảnh được bà Winnie vợ ông gửi tới. Các bức ảnh quí giá đó được chụp bởi Alf Kumalo, một nhiếp ảnh gia đã theo sát gia đình Mandela trong suốt 60 năm.
Tổng thống Nelson Mandela và nhiếp ảnh gia Alf Kumalo tại buổi ra mắt một cuộc triển lãm ở Johannesburg vào năm 2007. Ông Kumalo qua đời vào tháng 10 năm 2012.
"Ông ấy yêu cầu tôi chụp ảnh, có thể là 2 lần mỗi năm, sau mỗi 6 tháng để ông có thể thấy được lũ trẻ", nhiếp ảnh gia Kumalo cho biết. "Tôi sẽ đưa các bức ảnh đó cho Winnie để mang vào tù cho ông. Những gì ông thấy đều là những bức ảnh tôi chụp".
Hình chụp hai con gái tổng thống Nelson là Zenani (trái) và Zindzi đang chơi trò tết dây của nhiếp ảnh gia Kumalo. Hai đứa trẻ đã không được phép đến thăm cha mình tại nhà tù cho đến năm 16 tuổi.
Nhưng có một thời điểm mà các bức ảnh ngừng không được chuyển tới cho
tổng thống Nelson. Đấy là khi Kumalo tạm thời chuyển tới nước Mỹ, ông
tìm ra cho mình một đối tượng chụp ảnh nổi tiếng hơn nhiều: Muhammad
Ali.
Năm 1995, trong một cử chỉ hòa giải, Nelson Mandela đã đến Orania để gặp Betsie Verwoerd - vợ của Hendrik kẻ đã khiến Mandela phải vào tù.
Kể từ đó, Kumalo tiếp tục làm việc không ngừng cho gia đình tổng thống Mandela và ông vẫn luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình tổng thống Nelson cho tới cuối đời.
Dưới đây là một số hình ảnh của các thành viên gia đình tổng thống Nelson dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Alf Kumalo:
Alf Kumalo chụp tổng thống Nelson Mandela cùng các con năm 1951.
Bà Winnie Mandela đang ủi áo quần ở nhà tại Soweto.
Bà Winnie Mandela tại một đám tang của một tù nhân 19 tuổi bị đâm chết bởi một cai ngục ở Brandfort năm 1985.
Bà Winnie Mandela được bao quanh bởi những người ủng hộ khi bà rời tòa án tối cao ở Johannesburg vào năm 1986, sau khi thách thức lệnh của tòa án buộc bà phải rời khỏi nhà.
Phan Hạnh