Chủ đầu tư không được phép “câu giờ” với nhà ở xã hội

BizLIVE - Các chủ đầu tư phải cam kết tiến độ đối với những dự án nhà ở xã hội, làm nhanh để tránh gây lãng phí, không được “câu giờ” trong khi thực hiện.
Chủ đầu tư không được phép “câu giờ” với nhà ở xã hội

Khu ký túc xá tập trung quy mô lớn tại Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội.

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã khẳng định như vậy tại buổi làm việc với với Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan và các chủ đầu tư về tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Chậm tiến độ, đói vốn

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 34 dự án với khoảng hơn 2,8 triệu m2 sàn, đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương, chấp thuận đầu tư dự án, đang triển khai nhưng chưa hoàn thành toàn bộ dự án để đưa vào sử dụng.

Cụ thể, trong đó có 6 dự án đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên với khoảng 368.993 m2 sàn xây dựng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 39.866 sinh viên.

5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, với khoảng 314.374 m2 sàn xây dựng, đáp ứng cho 25.304 công nhân;

23 dự án nhà ở thu nhập thấp (kể cả các dự án nhà ở xã hội được chuyển đổi từ nhà ở thương mại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT- BXD), với khoảng hơn 2,1 triệu m2 sàn xây dựng, tương đương 21.412 căn hộ.

Đối với nhà ở sinh viên, trong 6 dự án đang triển khai có 2 dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá tập trung, còn lại 4 dự án nằm trong khuôn viên các trường và được đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy, tất cả các dự án này đều chậm tiến độ.

Các dự án nhà ở cho sinh viên hiện nay gặp phải một số khó khăn, cụ thể, đối với  dự án khu ký túc xá tập trung tại Mỹ Đình II đang thiếu vốn đầu tư hơn 78 tỷ đồng giá trị khối lượng xây lắp đã được phê duyệt không nằm trong nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (hiện nguồn trái phiếu Chính phủ không cấp bổ sung), phải bố trí nguồn vốn từ ngân sách để quyết toán; số vốn thiết bị đồ rời (bàn ghế, giường, tủ...) khoảng 31,6 tỷ đồng đang bổ sung theo phương thức xã hội hóa.

Dự án khu tập trung Pháp Vân - Tứ Hiệp hiện thiếu vốn khoảng 696,022 tỷ đồng để hoàn thiện 4 khối nhà (Al, A2, A5, A6) và tiếp tục hoàn thiện khối nhà A3 (hiện nguồn trái phiếu Chính phủ không cấp bổ sung), phải bố trí nguồn vốn từ ngân sách.

Các dự án khác tại: Trường Đại học Lâm nghiệp; Đại học Điện lực (cơ sở II Sóc Sơn); Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đang được triển khai và chưa được đưa vào sử dụng.

Bắt buộc cam kết tiến độ

Sở Xây dựng kiến nghị thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư sớm có báo cáo đề xuất UBND TP. Hà Nội để bố trí số vốn còn thiếu và cho phép điều chỉnh dự án.

Đồng thời, thành phố cần sớm xem xét, phê duyệt giá cho sinh viên thuê tại 2 dự án khu ký túc xá tập trung, trong đó có dự án tại Mỹ Đình II.

Đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo thành phố giải pháp bố trí phần vốn còn thiếu để chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự án, sớm đưa vào khai thác sử dụng.

Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, các sở, ngành tìm ngay các giải pháp để sớm đưa nhà ở sinh viên vào hoạt động, tránh gây lãng phí.

Đối với các trường, Phó chủ tịch Tuấn yêu cầu đẩy nhanh hoàn thành các hạng mục được giao, báo cáo bộ chủ quản việc thiếu vốn đầu tư để xem xét giải quyết.

Riêng 2 dự án nhà ở sinh viên tập trung đã cơ bản hoàn thành cần cố gắng đẩy mạnh hoàn thiện các hạng mục, thủ tục để trong tháng 8/2014 sinh viên có thể vào ở.

Việc xây dựng mô hình quản lý, cách quản lý, thành phố giao Sở Xây dựng và Tài chính bàn bạc, thống nhất.

Yêu cầu Sở Xây dựng mời các bộ chủ quản của các trường, Văn phòng Chính phủ, các trường và các chủ đầu tư bàn bạc để giải quyết vấn đề nhà ở sinh viên và xin ý kiến chỉ đạo của các bộ ngành.

Đối với các dự án nhà ở cho công nhân, ông Tuấn yêu cầu Sở Xây dựng làm việc cụ thể với Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, xác định nhu cầu thực tế của công nhân để có hướng giải quyết.

Đồng thời, Sở Quy hoạch và kiến trúc cần rà soát lại các quy hoạch; Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính xem xét, bố trí vốn đầy đủ, đồng bộ. Đẩy mạnh sự phát triển mô hình các công ty tự đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. 

Đối với các dự án nhà ở thu nhập thấp, ông Tuấn yêu cầu, các chủ đầu tư cần thẩm định lại tiến độ của những dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà ở xã hội, thực hiện nhanh để tránh gây lãng phí, đồng thời để nhân dân được thụ hưởng những chính sách ưu đãi của thành phố.

Đồng thời, các chủ đầu tư phải nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch, tiến độ như đã cam kết.


Theo BizLive

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/