Leonardo da Vinci là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời kỳ phục hưng Ý. Ông là một họa sĩ, một kiến trúc sư, một kỷ sư, một nhà khoa học, nhà nghiên cứu vạn vật học đồng thời là một nhà phát minh lớn của mọi thời đại. Có rất nhiều đóng góp to lớn của ông mà mãi đến hàng trăm năm sau vẫn không hề lạc hậu, một trong số đó có thể nhắc đến chiếc cầu Golden Horn Bridge (tạm dịch: Cầu Sừng Vàng) tại Na Uy được xây dựng dự trên bản vẽ của ông.
Chiếc Cầu Sừng Vàng ở Na Uy
Năm 1501, Leonardo da Vinci đã phác họa một bản vẽ về chiếc cầu 1 nhịp có chiều dài 240 mét để xây dựng trên vịnh “Golden Horn” – đây là một vịnh nhỏ tự nhiên của eo biển Bosphorus chia đôi thành phố Constantinople (ngày nay là Istanbul). Đó cũng là lần đầu tiên một chiếc cầu đơn 1 nhịp dài như vậy được đề xuất xây dựng.
Vào
thời kỳ này, phương pháp để xây dựng một chiếc cầu như vậy không thể
thực hiện được, nếu có cũng phải ít nhất là 300 năm sau. Do đó, bản vẽ
của ông không được sử dụng, và chiếc cầu không thể đưa vào thực thi do
trình độ của thợ công thời kỳ đó chưa đáp ứng.
Bản vẽ chiếc cầu của Leonardo da Vinci
500 năm sau, bản thiết kế của Leonardo vẫn là một điều mơ hồ, bản vẽ bị vứt vào giữa đống sách trong xó nhà của ông. Đến năm 1996, khi họa sĩ đương thời Vebjorn Sand người Na Uy nhìn thấy bản vẽ tại một cuộc triển lãm các công trình thiết kế kỷ thuật của Leonardo, Vebjorn Sand đã rất ấn tượng với bản vẽ về chiếc cầu. Sand đã gửi bản vẽ đến thành phố Oslo và đề xuất với cục Đường công cộng Na Uy tiến hành dự án xây dựng cầu theo bản vẽ đó.
Vebjorn Sand nổ lực hết mình nhằm biến giấc mơ của Leonardo thành hiện thực. Năm 2001, một chiếc cầu nhỏ dành cho người đi bộ được xây dựng tại Na Uy dự trên bản thảo của Leonardo gần thị trấn Ås, trên đường cao tốc E – 18 nối liền thành phố Oslo và Stockholm. Bản thiết kế của Leonardo cơ bản đã thành hiện thực, chiếc cầu bộ này được thi công bởi kiến trúc sư Selberg.
Mặc dù chiếc cầu bộ được xây dựng giống với bản vẽ của Leonardo da Vinci, tuy nhiên thay vì xây dựng một cây cầu mái vòm lớn bằng đá thì chiếc cầu bộ ở Ås
lại được xây dựng gồm 3 đường cong lớn làm giá đỡ cho cầu chính bắc
ngang qua một con đường. Phần cầu chính có tổng chiều dài 108 mét với
lối đi giữa có bề rộng 40 mét, chiều cao 10 mét. Người dân có thể đi bộ
hoặc đi xe đap trên phần cầu chính bắc ngang qua đường.
Được biết, theo những thông tin chia sẻ trên trang web “Dự án xây dựng cầu Leonardo”, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã quyết định sẽ xây dựng một chiếc Cầu Sừng Vàng chuẩn tương tự như bản vẽ gốc của Leonardo.
Một số hình ảnh về chiếc cầu:
Đình Huế