Các giai đoạn suy thận theo creatinin và phương pháp điều trị

Việc phát hiện và điều trị suy thận kịp thời sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn suy thận theo creatinin, một trong những xét nghiệm quan trọng trong việc chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp cho từng cấp độ bệnh.

SUY THẬN THEO CHỈ SỐ CREATININ

Creatinin là sản phẩm chuyển hóa của cơ bắp và được bài tiết qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, nồng độ creatinin trong máu sẽ tăng lên, phản ánh tình trạng suy thận. Mức creatinin càng cao, chức năng thận càng giảm. Vậy nên thực hiện xét nghiệm nồng độ creatinin khi nào?

Trong một số trường hợp, nồng độ creatinin trong máu tăng được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ mà không có biểu hiện triệu chứng trước đó.

Dấu hiệu và triệu chứng khi chức năng thận bị suy giảm gồm: (i) Cơ thể uể oải, mệt mỏi, chóng mặt và thiếu tập trung; (ii) Sưng hoặc phù mặt, tay chân; (iii) Lượng nước tiểu tăng hoặc giảm bất thường so với mọi ngày. Nước tiểu có màu vàng đậm, nhiều bọt hoặc đôi khi có lẫn máu; (iv) Đầy bụng, chướng hơi, chán ăn và ăn không ngon miệng; (v) Cảm thấy đau tức hai bên mạn sườn, đặc biệt ở phần hố lưng.

screen-shot-2025-07-25-at-94746-am.png

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm đo nồng độ creatinin nên được thực hiện định kỳ khi: Bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến thận.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHO TỪNG GIAI ĐOẠN SUY THẬN

Mỗi giai đoạn suy thận đòi hỏi một phương pháp điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Giai đoạn 1 và 2: Điều trị bảo tồn

Ở giai đoạn này, chức năng thận vẫn còn khá ổn định. Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tiến triển bệnh và bảo vệ thận gồm:

Kiểm soát huyết áp: Sử dụng ACEI (thuốc ức chế men chuyển) hoặc ARB (thuốc chẹn thụ thể angiotensin).

Điều trị tiểu đường: Bằng cách sử dụng thuốc hoặc tiêm insulin.

Giảm protein niệu: Bằng cách sử dụng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin.

Giai đoạn 3: Điều trị nâng cao

Khi suy thận đã tiến triển đến giai đoạn 3, chức năng thận đã giảm đáng kể và cần điều trị chuyên sâu để bảo vệ thận và làm chậm tiến trình bệnh.

Điều trị thiếu máu: Bổ sung sắt và erythropoietin.

Kiểm soát mức kali và phốt pho: Kiểm tra định kỳ và sử dụng thuốc hạ kali/phốt pho sẽ giúp giảm nguy cơ rối loạn điện giải.

Lọc máu định kỳ: Tuy giai đoạn này chưa cần lọc máu thường xuyên, nhưng nếu bệnh nhân có các dấu hiệu thận mất khả năng thải độc, bác sĩ có thể chỉ định lọc máu định kỳ.

Giai đoạn 4: Chuẩn bị cho thay thế thận

Khi suy thận tiến triển đến giai đoạn 4, chức năng thận đã suy giảm rất nghiêm trọng và bệnh nhân cần chuẩn bị cho phương pháp thay thế thận.

Lọc máu chu kỳ: Được chỉ định cho bệnh nhân có sự suy giảm chức năng thận rõ rệt, lọc máu giúp loại bỏ chất độc và nước thừa khỏi cơ thể.

Thẩm phân phúc mạc: Đây là phương pháp thay thế thận mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà, giúp loại bỏ chất độc qua màng bụng. Yêu cầu thực hiện đúng kỹ thuật và vô trùng nghiêm ngặt.

Chuẩn bị ghép thận: Khi thận đã suy giảm quá mức, ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu. Tuy nhiên, ghép thận đòi hỏi bệnh nhân phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm được nguồn thận phù hợp.

Giai đoạn 5: Điều trị thay thế thận

Suy thận giai đoạn cuối yêu cầu điều trị thay thế thận ngay lập tức.

Quảng cáo

Lọc máu (chạy thận nhân tạo): Được thực hiện 2-3 lần mỗi tuần tại bệnh viện hoặc trung tâm lọc máu. Lọc máu giúp loại bỏ chất độc, điều chỉnh lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể.

Ghép thận: Đây là phương pháp tối ưu cho bệnh nhân suy thận độ 5, giúp phục hồi chức năng thận và cải thiện chất lượng sống. Tuy nhiên, ghép thận đòi hỏi chi phí cao, sự phù hợp của tạng hiến và phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời.

KẾT HỢP THẢO DƯỢC TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY THẬN, HẠ CREATININ

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh thì thay đổi thói quen ăn uống cũng sẽ góp phần giúp ổn định chỉ số creatinin, hỗ trợ điều trị suy thận như uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin từ trái cây tươi, rau củ xanh, ngũ cốc dinh dưỡng và các loại hạt vào trong thực đơn hàng ngày.

Người bệnh cũng nên hạn chế ăn muối, các loại thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ cay nóng; không sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có chứa cồn; không nên ăn các loại nội tạng động vật; tránh thực phẩm giàu phốt pho như bí ngô và bí, phô mai, cá, động vật có vỏ, thịt gia súc và gia cầm, sữa và các loại sản phẩm từ sữa; Hạn chế đạm và canxi, kali từ các loại thịt đỏ và đồ hải sản.

Việc ngủ ngon và ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chăm sóc sức khỏe sẽ góp phần giúp cải thiện sức khoẻ của người bị bệnh thận.

Đặc biệt, người bệnh suy thận nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu như viên nén với thành phần chính là dành dành, kết hợp cùng đan sâm, bạch phục linh, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ...

screen-shot-2025-07-25-at-100159-am-copy.jpg

Trong đó, dành dành: Chứa nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ chống xơ hóa thận, hạ huyết áp.

Đan sâm: Giúp hỗ trợ điều trị bệnh thận do tiểu đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc kali, creatinine, ure, acid uric.

Hoàng kỳ: Giúp hỗ trợ giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, làm chậm diễn tiến của suy thận.

Trầm hương: Có tác dụng hỗ trợ bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Bạch phục linh: Có tác dụng hỗ trợ lợi niệu, giảm phù thũng

Râu mèo: Có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure, kali – những chất độc ứ đọng trong bệnh suy thận.

Mã đề: Có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, tăng thải acid uric, kali, ure dư thừa.

Linh chi đỏ: Giúp hỗ trợ cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các gốc tự do, bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.

Các thảo dược trên khi phối hợp đúng tỷ lệ có thể giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả, ngăn nguy cơ suy thận tiến triển nặng.

Bên cạnh những thành phần thảo dược, sản phẩm cũng chứa các hoạt chất như coenzyme Q10 và L-Carnitine fumarate, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình tiến triển của suy thận và giảm các triệu chứng.

Suy thận có thể được kiểm soát nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, chủ động điều chỉnh lối sống, đặc biệt là kết hợp giải pháp hỗ trợ từ thảo dược sẽ mang lại hiệu quả bền vững, giúp người bệnh duy trì sức khỏe thận lâu dài cũng như tránh được nguy cơ phải lọc máu trong tương lai.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương - Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu

picture1.png

Thành phần: Dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ, L-Carnitine fumarate, Coenzyme Q10

Công dụng:
● Giúp bổ thận, lợi tiểu
● Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém

Cách dùng:
● Ngày uống 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày
● Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ
● Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng tùy theo bệnh lý hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 024.38461530 - 028.62647169
Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Theo https://thuonggiaonline.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/