Bùng nổ đầu tư khu công nghiệp

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng nhanh, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới…, đã giúp Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó kích hoạt hoạt động đầu tư khu công nghiệp bùng nổ.
Bất động sản khu công nghiệp Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Bất động sản khu công nghiệp Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển.


Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2016, cả nước có 324 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 91.800 ha. Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 61.700 ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong đó, 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 59.600 ha và 104 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 29.700 ha.

Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các khu công nghiệp đạt 31.800 ha, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 50%, riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%. Trong số 324 khu công nghiệp được thành lập có 44 khu công nghiệp đầu tư nước ngoài và 280 khu công nghiệp đầu tư trong nước.

Trong số 324 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp trên cả nước, có 44 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 277 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,46 tỷ USD và 240.000 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện đạt 1,51 tỷ USD và 93.500 tỷ đồng (bằng 40% so với tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký).

Cũng tính đến tháng 9/2016, tổng số vốn đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu kinh tế ven biển là 155.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong nước là 133.000 tỷ đồng (chiếm 84% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,1 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn đầu tư).

Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 370 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho 135 lượt dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 49.400 tỷ đồng.

Lũy kế đến cuối tháng 9/2016, đã thu hút được 6.381 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 694.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 347.000 tỷ đồng (bằng 49,9% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho biết, sự bùng nổ dự án khu công nghiệp là do kinh tế Việt Nam đang lấy lại đà tăng trưởng, trong khi đó, nhiều tập đoàn đa quốc gia đang chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn này, điển hình như Microsolf, Samsung hay Intel…

“Với nguồn lao động dồi dào và tương đối rẻ, cùng những chính sách ưu đãi, đã biến Việt Nam trở thành cứ điểm đầu tư tại khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào các khu công nghiệp nhằm đón đầu xu hướng này”, ông Hà nhận định.

Cùng quan điểm, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết thêm, nhờ việc ký kết hàng loạt FTAs đã thu hút mạnh các nhà đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp Việt Nam. Cụ thể, sau khi kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA) vào cuối năm 2015, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đã tăng đột biến.

Trong đó, những khoản đầu tư nổi bật nhất đến từ các nhà sản xuất công nghệ cao của Hàn Quốc. Các khoản đầu tư từ Hàn Quốc chiếm 35% tổng vốn FDI đăng ký với 4 tỷ USD, Nhật Bản và Singapore theo sau với 1,2 tỷ USD và 1,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tương đương với 11% và 10% dòng vốn.

Đại diện một doanh nghiệp đang triển khai một số dự án khu công nghiệp tại Bình Thuận và Quảng Trị cho rằng, phát triển các dự án bất động sản khu công nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường đang tăng nhanh.

Sắp tới, để đón những cơ hội, các doanh nghiệp sẽ phải rất chú trọng tới quy hoạch hạ tầng của một dự án khu công nghiệp, từ hạ tầng lối đi, đến đường điện, đường nước, khu xử lý chất thải…, bởi nhà đầu tư nước ngoài rất kỹ tính.

“Ngoài những ưu đãi chung của Nhà nước cho từng khu công nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài còn quan tâm tới mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư phụ trợ có sẵn sàng cho hoạt động của nhà máy tại khu công nghiệp hay không. Đồng thời, họ cũng quan tâm tới cả thủ tục cấp phép đầu tư tại khu công nghiệp có thông thoáng không, thời gian cấp phép có đáp ứng được đủ tiến độ triển khai dự án hay không. Nếu làm tốt điều này sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản khu công nghiệp”, vị này cho hay.




Theo tinnhanhchungkhoan.vn


Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/