Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam- Ba Lan mở rộng chân trời hợp tác thương mại, năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam- Ba Lan mở rộng chân trời hợp tác thương mại, năng lượng Đọc bài

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Ba Lan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hai nước cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn trong thương mại, công nghiệp...

Việt Nam trở thành điểm sáng của kinh tế thế giới

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw, Ba Lan, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Ngay sau bài phát biểu khai mạc diễn đàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có bài phát biểu, thông tin về tình hình hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Ba Lan.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam- Ba Lan mở rộng chân trời hợp tác thương mại, năng lượngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Ngay mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và chúc mừng những thành tựu kinh tế mà Ba Lan đạt được thời gian qua, đó là nhờ sự linh hoạt và chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.

Các bạn đã và đang khẳng định được vị thế, tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và thế giới, trong quá trình hội nhập và chuyển đổi nền kinh tế, đã đưa Ba Lan trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh với nhiều điểm sáng về công nghệ và công nghiệp” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Cùng với đó, trong lĩnh vực IT, Ba Lan được coi là trung tâm công nghệ thông tin của châu Âu với các thành phố nổi danh như Warsaw, Krakow, Wrolaw và Gdansk - nơi hội tụ nhiều công ty công nghệ lớn (từ các starup đến các tập đoàn toàn cầu như Google, IBM, Microsoft...). Ba Lan còn được biết đến là quốc gia có nhiều thành tựu về phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo (như sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất điện tử và máy móc thiết bị điện), công nghiệp khai khoáng, hóa dầu, và chuyển đổi năng lượng với các giải pháp năng lượng sạch và công nghệ xanh tiên tiến.

Trong khi đó, giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ, Việt Nam những năm qua luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới; đồng thời, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanDiễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Hiện Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; top 20 về thương mại quốc tế và top 15 về thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những “công xưởng” của thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các thế mạnh về dân số đông, chính trị ổn định; an ninh được đảm bảo; có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và hội nhập tốt, cùng với lợi thế về mặt bằng sản xuất sẵn có và thị trường tiêu thụ rộng lớn (bao gồm thị trường nội địa trên 100 triệu dân với sức mua khá lớn và thị trường của gần 6 tỷ người tiêu dùng trong 17 Hiệp định thương mại tự do (song phương và đa phương) mà Việt Nam là thành viên).

Hợp tác thương mại, đầu tư góp phần vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Ba Lan

Về hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Ba Lan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, ngày nay, Ba Lan là đối tác thương mại lớn thứ 8, nhà đầu tư lớn thứ 9 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Thời gian qua, thương mại song phương giữa hai nước luôn tăng trưởng đều đặn ở mức 2 con số (năm 2024 là 21,4%.)

Về đầu tư, tính luỹ kế tới hết tháng 12/2024, Ba Lan hiện có 33 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 500 triệu USD. Việt Nam cũng đã có 4 dự án đầu tư tại Ba Lan với tổng số vốn đăng ký 3,6 triệu USD .

“Những thành tựu đạt được là đáng ghi nhận và tự hào, là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Ba Lan trong gần 75 năm qua” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, song thẳng thắn nhìn nhận, những kết quả đạt được trong hợp tác về kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. Đặc biệt, thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; rủi ro về sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu ngày càng gia tăng, đặt ra mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế của mỗi quốc gia.

Trước bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những nền kinh tế mở, hội nhập sâu như Việt Nam và Ba Lan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi nền kinh tế.

Bộ trưởng nhận định, việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và EU sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Ba Lan.

Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Ba Lan hợp tác, đầu tư

Quảng cáo

Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thông tin tới diễn đàn kết quả của cuộc họp tham vấn hợp tác kinh tế song phương Việt Nam - Ba Lan lần thứ 2, diễn ra vào 16/1 theo giờ Ba Lan dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan.

Tại cuộc họp tham vấn, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan đã thông báo một tin vui đó là Ba Lan bắt đầu thủ tục phê chuẩn nội bộ Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa EU và Việt Nam (EVIPA).

"Tôi đánh giá cao quyết định trên và hoàn toàn tin tưởng rằng, khi hiệp định quan trọng này được thông qua, sẽ tạo ra tác động song trùng và đột phá mới, thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ba Lan nói riêng và EU nói chung tăng cường mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực mà Ba Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như: các ngành công nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, phần mềm, công nghệ nano và các dịch vụ về logistics, chuyển đổi năng lượng xanh..." - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá và kỳ vọng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam- Ba Lan mở rộng chân trời hợp tác thương mại, năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc Ba Lan bắt đầu phê chuẩn EVIPA là tin mừng, hiệp định quan trọng này được thông qua sẽ tạo ra tác động song trùng và đột phá mới, thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước

Cũng theo Bộ trưởng, hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng và các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, mới nổi như chíp bán dẫn, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật, điện toán đám mây... nhằm xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sạch và phát triển bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, tàu điện ngầm, sân bay, cảng biển, trung tâm tài chính quốc tế.

Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng xanh hóa, phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới; tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân nhằm đa dạng hoá, ổn định nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng GDP từ 8% đến 10% mỗi năm, tăng trưởng điện năng của Việt Nam phải đạt mức từ 12-16%/năm trở lên. Hiện nay, về nguồn, tổng công suất hệ thống điện đạt gần 80.000 MW, nhu cầu điện năng của Việt Nam đến năm 2030 sẽ cần gấp đôi công suất hiện tại, và đến năm 2050, con số này sẽ phải gấp 5 lần. Tương ứng nguồn, hệ thống truyền tải để giải tỏa công suất liên miền và nội miền đều phải được quan tâm đầu tư. Giai đoạn từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần 14-16 tỷ USD/năm, từ sau năm 2030 phải cần từ 16-18 tỷ USD/năm mới bảo đảm an ninh năng lượng điện.

Đây là những lĩnh vực mà Ba Lan có thế mạnh với bề dày kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mong muốn các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực này thời gian tới. Qua đó, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Ba Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanDiễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanCác đại biểu tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam khẳng định, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành của Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng của Ba Lan để bảo trợ và làm cầu nối hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, triển khai các hoạt động đầu tư, hợp tác đầu tư trong tương lai.

"Chúng tôi cam kết sẽ luôn chia sẻ, đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và tương xứng với mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước để hỗ trợ các doanh nghiệp Ba Lan đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam, bởi thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi" - Bộ trưởng cam kết và bày tỏ mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng của Ba Lan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có các doanh nhân người Ba Lan gốc Việt) trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh ở đất nước của các bạn - nền kinh tế có thị trường lớn nhất ở Trung và Đông Âu, và có thể trở thành điểm hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mở rộng hơn nữa vào thị trường châu Âu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương tháp tùng Thủ tướng và Phu nhân trong chuyến công tác thăm chính thức tại Ba Lan.

Bên cạnh việc tháp tùng Thủ tướng tham dự các hoạt động đối ngoại song phương tại Ba Lan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, làm việc, tiếp xúc song phương với các đối tác.


Nguồn:Báo Công Thương Copy link
Theo https://moit.gov.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/