Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan Đọc bài

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw (Ba Lan), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì và có bài phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan.

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw, Ba Lan, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây cũng là sự kiện quan trọng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025).

Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanDiễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ChínhBộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanDiễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là cơ hội tốt để Chính phủ hai nước lắng nghe, chia sẻ về các định hướng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong thời gian tới; khai mở các phương hướng hợp tác mới; cùng nhau vượt qua mọi giới hạn để hướng đến tương lai phát triển bền vững, thịnh vượng của cả hai quốc gia.

Hợp tác Việt Nam - Ba Lan vượt qua mọi giới hạn, chông gai

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Ba Lan có bề dày lịch sử, được xây dựng trên nền tảng hợp tác, hữu nghị và sự ủng hộ lẫn nhau. Việt Nam luôn hết sức ghi nhớ, coi trọng quan hệ nhiều mặt với Ba Lan - người bạn chí tình đã đồng hành cùng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cũng như quá trình xây dựng đất nước.

Cũng theo Thủ tướng, hai nước luôn có những điểm tương đồng nổi bật. Đó là lịch sử kiên cường và ý chí vượt qua gian khó; đó là tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”; đó là sự gắn bó thông qua giao lưu, hợp tác; đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, gắn với tăng trưởng xuất khẩu.

Trải qua 75 năm với biết bao biến động địa chính trị, địa kinh tế toàn cầu, quan hệ hai nước đã vượt qua rất nhiều chông gai, thử thách, ghi nhận những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng đi vào thực chất, trọng điểm, hiệu quả, tạo đà cho hợp tác kinh tế, công nghiệp, thương mại phát triển.

Cụ thể, Thủ tướng cho rằng, xuyên suốt thập kỷ vừa qua, không có nhiều quốc gia tại Liên minh châu Âu (EU) duy trì liên tục đà tăng trưởng thương mại hai chiều thường xuyên ở mức 2 con số với Việt Nam như Ba Lan.

Trong 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ba Lan tăng trưởng trung bình gần 40%/năm. Kết quả này đưa Ba Lan là bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam tại Trung Đông Âu, còn Việt Nam là bạn hàng thứ 3 của Ba Lan ở Đông Nam Á.

Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Thủ tướng cũng bày tỏ sự vui mừng và ấn tượng với câu chuyện thành công của Ba Lan trong quá trình hội nhập và chuyển đổi kinh tế ở châu Âu, nổi bật với sự ổn định kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và sự hội nhập sâu rộng vào các tổ chức quốc tế, qua đó khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực cũng như phạm vi toàn cầu.

Thông tin về đất nước, con người Việt Nam tới các đối tác Ba Lan, Thủ tướng cho biết, trong gần 40 năm qua, Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công cuộc Đổi mới toàn diện và đồng bộ. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 08 quốc gia, quan hệ Đối tác Chiến lược với 10 quốc gia, quan hệ Đối tác Toàn diện với 14 quốc gia; là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức khu vực, quốc tế.

Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực và thế giới với quy mô GDP khoảng 470 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn khoảng 11%.

Về ngoại thương, Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 800 tỷ USD, xuất siêu gần 25 tỷ USD và đang là thành viên đầy đủ của 17 Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các đối tác kinh tế lớn trên thế giới.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanBộ trưởng Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư quốc tế; thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới, đạt khoảng 40 tỷ USD, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 25 tỷ USD; trở thành một mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Không những vậy, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế số, kinh tế xanh, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; đặc biệt đã xác lập được vị thế quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu, thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 01 bậc so với năm 2023. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 xếp hạng 44/132 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 02 bậc so với năm 2023.

Quảng cáo

Cũng như Ba Lan, Việt Nam cam kết mạnh mẽ chuyển đổi năng lượng, hướng tới đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

"Những chân trời hợp tác mới" cho Việt Nam - Ba Lan

Thủ tướng nhấn mạnh, những thành tựu đạt được nêu trên của hai nền kinh tế là rất đáng ghi nhận và tự hào. Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang trải qua những biến động chưa từng có khi có xu hướng phân cực hóa về trật tự chính trị; đa dạng hóa về thị trường sản phẩm; xanh hoá về sản xuất kinh doanh; số hóa mọi hoạt động của con người, xã hội; ảnh hưởng đến mọi quốc gia, khu vực, mọi lĩnh vực, mọi người dân.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanThủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp tham gia diễn đàn

Thời gian tới, để khắc phục khó khăn, sớm tìm ra được “Những chân trời hợp tác mới” cho quan hệ hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị:

Thứ nhất, trên cơ sở cách tiếp cận “toàn cầu, toàn diện, toàn dân”, cần xác định phương châm: “Hợp tác toàn cầu, hợp tác toàn diện, hợp tác toàn dân”.

Các bạn Ba Lan có câu thành ngữ phổ biến: “Hòa thuận tạo nên sức mạnh, bất hòa dẫn đến suy vong”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam có câu nói nổi tiếng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công".

"Chúng ta phải cùng đoàn kết, hợp tác với nhau ở tất cả các kênh, đặc biệt là kênh doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, khu vực và thế giới" - Thủ tướng gợi mở.

Thứ hai, với tinh thần “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, “cùng làm, cùng thắng”, Thủ tướng cho rằng, việc hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, thực chất sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng; các nhà đầu tư, doanh nghiệp Ba Lan sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường 100 triệu dân với chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân cũng như toàn bộ các quốc gia đã có FTA với Việt Nam.

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả hơn nữa Hiệp định EVFTA. Bên cạnh đó, phía Ba Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVIPA), qua đó tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong kỷ nguyên mới.

Thứ ba, Việt Nam xác định “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, để đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”.

Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanKhai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba LanCác đại biểu hai nước Việt Nam - Ba Lan tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút hợp tác, đầu tư, Việt Nam xác định các định hướng: Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối, nhất là phục vụ các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, các cơ sở dữ liệu quốc gia; chú trọng chuyển đổi xanh: Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó có lộ trình chuyển đổi các phương tiện giao thông sang sử dụng điện, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, sạch; tập trung phát triển mạnh một số lĩnh vực mới có tính đột phá, chiến lược, trong đó có lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp trong đó có đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực) dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Ba Lan cần tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 5 tỷ USD vào năm 2030.

Cùng với đó, Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Ba Lan đầu tư hơn nữa vào Việt Nam, đặc biệt là các ngành mũi nhọn của Ba Lan, phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững của Việt Nam như công nghệ thông tin, sản xuất và chế tạo công nghệ cao, năng lượng tái tạo, dược phẩm và y tế, vận tải, tài chính và ngân hàng. Đồng thời, tăng cường trao đổi, tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác, nhất là trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, củng cố các chuỗi cung ứng, đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định vì lợi ích của các bên.

Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước phát huy vai trò của những nhà tiên phong trong dẫn dắt, định hướng sự phát triển của hai quốc gia theo tinh thần "Đầu tư ngày hôm nay, định hướng cho ngày mai"; sớm tìm ra “Những chân trời hợp tác mới”, “Những động lực tăng trưởng mới” cho một tương lai thịnh vượng, giàu mạnh của Việt Nam và Ba Lan.

Trên tinh thần “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Ba Lan nói riêng làm ăn kinh doanh, đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp Ba Lan tại Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương tháp tùng Thủ tướng và Phu nhân trong chuyến công tác thăm chính thức tại Ba Lan.

Bên cạnh việc tháp tùng Thủ tướng tham dự các hoạt động đối ngoại song phương tại Ba Lan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, làm việc, tiếp xúc song phương với các đối tác.


Nguồn:Báo Công Thương Copy link
Theo https://moit.gov.vn/ Copy

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: vanphong.vacod@gmail.com

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: toasoan@thuonggiaonline.vn
Website: https://thuonggiaonline.vn/