Bằng chứng hóa thạch về sự tồn tại của bạch tuộc khổng lồ

Với những vết tích hóa thạch được tìm thấy trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đang cố gắng chứng minh rằng, bạch tuộc khổng lồ (Kraken) đã thực sự từng tồn tại.

Bằng chứng hóa thạch về sự tồn tại của bạch tuộc khổng lồ


Các nhà nghiên cứu từng đưa ra giả thuyết về một loài quái vật biển cổ đại vào năm 2011 và hiện giờ họ đã có thêm bằng chứng để ủng hộ giả thuyết của mình. Họ không chỉ phát hiện ra nhóm xương thứ hai được sắp xếp rất lạ mà còn tìm ra một hóa thạch có vẻ như là phần miệng của một con mực hay bạch tuộc cổ đại.


Bằng chứng hóa thạch về sự tồn tại của bạch tuộc khổng lồ

Vết tích hóa thạch có hình dạng giống xúc tu mà ông McMenamin tìm thấy vào năm 2011 đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của một động vật thân mềm khổng lồ.


“Chúng tôi cực kì may mắn”, Mark McMenamin, nhà cổ sinh học ở Cao đẳng Mount Holyoke, Massachusetts cho biết. “Phát hiện này giống như tìm thấy kim ở đáy bể”. Tuy vậy, giả thuyết về loại thủy quái này vẫn không được chấp nhận rộng rãi.


McMenamin gây chú ý khi ông và các cộng sự lần đầu đưa ra ý tưởng về bạch tuộc khổng lồ (Kraken) vào năm 2011. Bằng chứng ông đưa ra là một nhóm đốt xương sống của loài Ichthyosaur Shonisaurus Popularis được tìm thấy ở công viên Berlin-Ichthyosaur ở Nevada. Một nhà khoa học tuyên bố rằng các đốt sống này là của những con Ichthyosaurs bị quái vật biển ăn thịt, sau đó con quái vật sắp xếp xương lại thành một hình mẫu. S. Popularis là loài bò sát kích thước rất lớn sống ở kỉ Triassic, từ 250 đến 200 triệu năm trước. Xương của chúng được tìm thấy trong trạng thái được sắp xếp gọn gàng. Ông McMenamin và các đồng sự cho rằng đám xương này được sắp đặt bởi một con mực hay bạch tuộc khổng lồ đang chơi đùa với thức ăn.


Hình ảnh về loài Shonisaurus Popularis sống ở kỉ Triassic, từ 250 đến 200 triệu năm trước.
Hình ảnh về loài Shonisaurus Popularis sống ở kỉ Triassic, từ 250 đến 200 triệu năm trước.


Giả thuyết này không hoàn toàn viển vông như mọi người nghĩ. Các loài bạch tuộc hiện đại có khả năng sử dụng xương, vỏ ốc và các loại mảnh vụn khác để che giấu hang trú ngụ của mình. Và loài mực khổng lồ ngày nay được biết là có những cuộc chiến sinh tử với cá nhà táng, dựa trên các vết sẹo trên cá nhà táng và xác mực trong dạ dày của chúng. Nhóm xương được sắp xếp có thể là bằng chứng sớm nhất về trí tuệ của loài động vật thân mềm.

Quảng cáo


Tuy vậy, McMenamin vẫn còn nhiều điều để bảo vệ luận điểm của mình. Đầu tiên, ông cho rằng sự sắp xếp nhóm xương như vậy không thể tạo nên bởi các quá trình thiên nhiên như các dòng hải lưu hay tích tụ bùn. Hình dạng của các đốt xương cho khả năng “gần như bằng không” về việc các dòng hải lưu đã đẩy chúng về hình dạng như vậy. “Bạn luôn đi từ trạng thái có trật tự sang trạng thái mất trật tự, không phải ngược lại”, ông nói. Trạng thái sắp xếp có trật tự của các đốt xương là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định việc một sinh vật thông minh nào đó đã làm điều này.


Để tìm kiếm thêm bằng chứng về loài thủy quái này, McMenamin đã tiến hành một chuyến đi thực địa tới công viên Berlin-Ichthyosaur. Ở đây, ông và các đồng sự đã tìm kiếm các hóa thạch và họ đã bất ngờ khi tìm được một mẫu vật. Đó là một vật thể nhọn lạ lùng, McMenamin suýt vứt nó vì nhầm tưởng đó là hóa thách của một con cá. Nhưng mẫu vật này có các sợi hữu cơ chạy dọc thân, không giống ở bất kì loài cá nào. Do đó ông đã giữ lại mẫu vật này.


Hình ảnh về loài Shonisaurus Popularis sống ở kỉ Triassic, từ 250 đến 200 triệu năm trước.

Hóa thạch được tìm thấy tại công viên Berlin-Ichthyosaur có thể là một phần của miệng của một động vật thân mềm khổng lồ cổ đại

Cận cảnh mẫu hóa thạch được cho là miệng của một loài động vật thân mềm cổ đại

Cận cảnh mẫu hóa thạch được cho là miệng của một loài động vật thân mềm cổ đại

Cận cảnh mẫu hóa thạch được cho là miệng của một loài động vật thân mềm cổ đại

Phần miệng của mực Humboldt khổng lồ được sử dụng để so sánh với mẫu hóa thạch mà ông McMenamin tìm thấy.

 
Tuy nhiên để có được kết luận cuối cùng về việc có hay không sự tồn tại của bạch tuộc khổng lồ, ông McMenamin và nhóm nghiên cứu của mình vẫn cần phải tìm thêm được nhiều bằng chứng thuyết phục hơn nữa.
 




Phan Hạnh


Theo Livescience
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/