Bắc - Nam sẽ có hai “đường bay một chiều”?

Việc thiết lập hai đường bay ngược chiều sẽ giảm tắc nghẽn trên đường bay chính...
Hiện Cục Hàng không đang xây dựng phương án xây dựng thêm trục bay “một chiều” Bắc - Nam song song với trục bay hiện tại, tạo thành hai đường bay một chiều Hà Nội - Tp.HCM, Tp.HCM - Hà Nội song song.

“Đường bay vàng” Hà Nội – Tp.HCM là chủ đề tiếp tục được dư luận quan tâm khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng chỉ đạo Cục Hàng không lập đề án nghiên cứu. 

Theo Bộ trưởng, “việc giảm thời gian bay trên trời là cần thiết,  giảm đường bay, giờ bay sẽ tiết giảm chi phí cho các hãng hàng không”.

Mới dừng ở ý tưởng

Ý tưởng “đường bay vàng” Hà Nội - Tp.HCM được TS. Trần Đình Bá, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đề xuất vào năm 2012. Theo ông Bá, đường bay Hà Nội - Tp.HCM hiện đang bay vòng, có khoảng cách dài hơn đường bay thẳng qua Lào và Campuchia và lãng phí 26 phút bay với máy bay Boeing 777, tính bình quân lãng phí 25% chí phí sản xuất. Đường bay Hà Nội - Cần Thơ cũng lãng phí 28%, đường bay Hà Nội - Phú Quốc lãng phí 38%. 

Ông Bá cho rằng, đường bay hiện nay dài 1.556 km đang “đốt” trên 300 triệu USD/năm vốn của các hãng hàng không trên đường bay nội địa. Điều này lý giải vì sao đường bay quốc tế có lãi trong khi đường bay nội thua lỗ nặng nề. 

Đề xuất “đường bay vàng” của ông Trần Đình Bá giống với ý tưởng bay thẳng Hà Nội – Tp.HCM của ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công) đề xuất từ năm 2010. 

Hơn thế, cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Cục Hàng không Việt Nam, Lào, Campuchia cũng đã có nghiên cứu về tuyến bay này.

Tuy nhiên, vì nhiều khác biệt trong nhu cầu khai thác, sử dụng vùng trời do nhiều bên tham gia và đặc biệt là lý do kỹ thuật nên không thành hiện thực. 

Cho tới năm 2008 khi đặt ra mục tiêu tối ưu hóa đường bay để giảm thời gian bay, ý kiến mở đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM qua lãnh thổ Lào - Campuchia tiếp tục đưa ra thảo luận nhưng vẫn chưa thể thực hiện. 

Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: kết quả tính toán của ông Bá chưa chính xác, hiện tại, bay từ Hà Nội đến Tp.HCM là 1.274 km chứ không phải 1.556 km. Ngoài ra, nếu “bay thẳng” thì phải tính đến việc giao cắt qua nhiều lãnh thổ, các yếu tố về mặt kỹ thuật, an ninh, quốc phòng...”.
Quảng cáo

Đây là lý do đề xuất mở đường bay thẳng dọc theo kinh tuyến 106 độ Đông của ông Mai Trọng Tuấn và đề xuất “đường bay vàng” của ông Trần Đình Bá không được xem xét.

Theo lý giải của Cục Hàng không, đường bay thẳng này sẽ tăng thêm điểm giao cắt, đặc biệt từ Nội Bài đi có tới 4 điểm giao cắt qua biên giới với các nước Lào, Campuchia, có điểm giao cắt thời gian máy bay ra - vào chỉ trong 2 phút, rất bất hợp lý. 

Trong khi đó, việc đàm phán đường bay qua vùng FIR (vùng thông tin bay - PV) các nước rất mất thời gian, mất 9 năm Việt Nam mới thỏa thuận đàm phán thêm một điểm giao cắt mới để mở được đường bay thẳng Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). 

Cục Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines cũng đã mời chuyên gia JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản), IATA (Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế) tính toán hiệu quả kinh tế, và đều khẳng định đây là phương án không khả thi. 

Chưa kể, theo ông Thanh, nếu áp dụng thực tế vào đường bay Hà Nội - Tp.HCM sẽ phải thiết lập cả phương thức bay mới (do không trùng với chiều hạ cánh của đường băng hiện tại), mất thêm thời gian.

Còn theo tính toán của Vietnam Airlines, về mặt lý thuyết, nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, kỹ thuật, quốc phòng... thì đường bay thẳng nối hai sân bay có thể rút ngắn khoảng cách, nhưng phát sinh rất lớn chi phí quá cảnh, không khả thi về hiệu quả kinh tế.

Sẽ thêm đường bay mới?

Ông Thanh nói: việc rút ngắn quãng đường bay là trăn trở lớn của Cục Hàng không Việt Nam trong nhiều năm qua. Cục sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu rút ngắn nhiều tuyến bay nội địa để giảm giờ bay, chi phí bay, giảm lỗ cho các hãng hàng không. Tuy nhiên, việc rút ngắn ra sao cần phải căn cứ trên cơ sở khoa học thực tế và tính khả thi của mạng bay.

Theo ông, hiện Cục đang xây dựng phương án xây dựng thêm trục bay “một chiều” Bắc - Nam song song với trục bay hiện tại, tạo thành hai đường bay một chiều Hà Nội - Tp.HCM, Tp.HCM - Hà Nội song song. Bay theo cách này được cho là vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa tiết kiệm thời gian bay. 

Cục cũng đã đề xuất Bộ Quốc phòng về tổ chức lại vùng trời với quan điểm ưu tiên cho phát triển kinh tế, tiến tới có giải pháp đồng bộ lâu dài để tối ưu hóa lại hệ thống đường bay của Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng đã ký biên bản thống nhất đến năm 2020, trong đó trước mắt có thiết lập đường bay song song Bắc - Nam. 

Ông Thanh nói, việc thiết lập hai đường bay ngược chiều, sẽ giảm tắc nghẽn trên đường bay chính này, mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn việc rút ngắn đường bay.  

Và cho biết thêm: trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã rà soát, chỉnh sửa 5 tuyến bay ngắn nội địa, nhằm giảm quãng đường bay, thời gian bay, giảm chi phí cho các hãng. 

Tới đây, Cục sẽ tiếp tục rà soát các đường bay nội địa và sẽ có báo cáo cụ thể lên Bộ trưởng Đinh La Thăng về những nghiên cứu rút ngắn thời gian bay nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là trên đường bay Hà Nội - Tp.HCM.

Theo VnEconomy
Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/