Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ai cũng có thói quen xấu, đó có thể là lướt Facebook trong khi đang dùng bữa cùng bạn bè, luôn đi muộn hoặc thích ngắt lời người khác. May mắn là mỗi cá nhân đều có thể nhận biết được điều đó. Tuy nhiên, bạn lại không nhận ra được những thói quen nào đang rút trộm tiền của mình.
1. Đi mua sắm cùng bạn bè
"Tín đồ shopping" là một cụm từ thường để mô tả người phụ nữ mê mua sắm nhưng ở một khía cạnh nào đó thì đàn ông lại "xứng đáng" với danh hiệu này hơn. Một nghiên cứu vào năm 2011 với tiêu đề "The Influence of Friends on Consumer Spending" (Ảnh hưởng của bạn bè tới tiêu dùng cá nhân) đã chỉ ra rằng, đàn ông chi tiêu nhiều hơn khi đi cùng bạn bè nhưng phụ nữ lại không như vậy. Kết quả cụ thể, đàn ông tiêu nhiều hơn 54% khi đi cùng bạn bè so với lúc mua sắm một mình còn phụ nữ vẫn giữ mức chi như cũ.
Các tác giả thừa nhận sự khác biệt ở đây là do "khuôn mẫu giới tính". Đàn ông thường có xu hướng thể hiện, điển hình là việc chi mạnh tay hơn khi đi cùng bạn bè trong khi phụ nữ lại thích "hợp tác, hòa hợp", giữ cho mức tiêu của họ nằm trong sự kiểm soát.
2. Thất bại trong quyết định hợp đồng, gói cước điện thoại di động
Bạn mua một chiếc smartphone mới của nhà mạng kèm với gói cước và những phí dựa trên dung lượng dữ liệu sử dụng hàng tháng. Vấn đề ở đây là, bạn không biết chắc mình sẽ sử dụng bao nhiêu. Có những người tự đánh giá thấp nhu cầu của mình nhưng họ lại sử dụng vượt quá mức đăng ký. Có những người lại đăng ký quá nhiều và lãng phí cho dung lượng chưa sử dụng.
Trong một nghiên cứu năm 2009, Bar-Gill, tác giả của cuốn "Seduction by Contract: Law, Economics and Psychology in Consumer Market" (tạm dịch: Sự quyến rũ của các hợp đồng Luật, Kinh tế và Tâm lý học trong thị trường tiêu dùng), đã phân tích sự lựa chọn của hơn 3.500 người sử dụng điện thoại di động và thói quen của họ tại Mỹ. Ông tính tổng mức phí mỗi người phải trả so với nhu cầu thực sự và thống kê có khoảng 65% chi lãng phí. Ước tính người tiêu dùng tại Mỹ tự lãng phí khoảng 13,5 tỷ USD mỗi năm.
3. Bạn có tư duy "thẻ tín dụng"
Một nghiên cứu vào năm 2001 cho biết, khách hàng có xu hướng tiêu nhiều hơn khi họ sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Hai giáo sư tại Đại học MIT đã tiến hành thử nghiệm đơn giản, họ bán đấu giá chiếc vé xem một trận đấu bóng rổ. Kết quả cho thấy, những người sử dụng thẻ tín dụng sẵn sàng trả cao gấp đôi so với người sử dụng tiền mặt. Đây được gọi là tâm lý "pain of paying" (càng tiêu càng đau).
4. Có nhiều tài khoản ngân hàng
Mỗi người nên dàn trải thu nhập của mình trên nhiều tài khoản khác nhau để tiết kiệm tối đa nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này đang phản tác dụng. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Utah và Đại học Kansas tiến hành thống kê trên 566 người tham gia với số tiền họ kiếm được và chi tiêu vào các sản phẩm khác nhau. Họ nhận thấy, những cá nhân chỉ có một tài khoản chi tiêu ít hơn so với nhóm còn lại. Lý do ở đây là khi có nhiều tài khoản, bạn sẽ cảm giác mình sở hữu nhiều tiền và chi tiêu thiếu suy tính. Khi sử dụng một tài khoản ngân hàng, bạn sẽ nắm chắc lượng tiền mình đang có và cần thận hơn trong mua sắm.
5. Bạn chia tiền thành những mục nhỏ
Mọi người thường có xu hướng tách biệt số tiền của mình vào các mục nhỏ, khoản dành cho nhà cửa, khoản dành cho việc học của con cái.... Theo ngôn ngữ tài chính, việc này được gọi là "mental accounting" (kế toán tinh thần) và có thể khiến chúng ta hành động một cách phi lý. Ví dụ, bạn có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng lãi suất 0,4% trong khi lại sử dụng thẻ tín dụng lãi suất 14%/năm. Bạn sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền tiết kiệm trong khi chi phí cuối cùng vẫn như nhau.
Justine Hasting (Đại học Brown) và Jesse Shapiro (trường Kinh doanh Chicago Booth) đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên số liệu từ năm 2006 đến năm 2009 của một chuỗi cửa hàng lớn và tìm thấy hiệu ứng tương tự khi người ta mua xăng. Người ta chấp nhận sử dụng loại xăng rẻ tiền hơn trong khi không hề cắt giảm tiền mua đồ uống ở đó. Lý do họ đưa ra là số tiền dành cho xăng không đổi trong khi giá xăng lại tăng, điều này thật khôi hài.
Theo Tapchitaichinh