3 lần tái cơ cấu của ngân hàng Việt 15 năm qua

Trong vòng 15 năm trở lại đây, Việt Nam đã 3 lần tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng...
3 lần tái cơ cấu của ngân hàng Việt 15 năm qua

Các kết quả đạt được trong đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.


Giám sát việc thực hiện tái cơ cấu trong ba lĩnh vực trọng tâm, trong đó có hệ thống ngân hàng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong vòng 15 năm trở lại đây, Việt Nam đã 3 lần tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, một lĩnh vực rất nhạy cảm với thị trường, xã hội.

Đó là các giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, từ 1998 - 2003, giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ 2005-2008; và giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế, từ 2011-2015. 

Kết thúc lần 1, đã đóng cửa, rút giấy phép 1 ngân hàng, sáp nhập 7 ngân hàng, cho ngân hàng khác mua lại 1 ngân hàng, hợp nhất 1 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với 1 công ty tài chính cổ phần, chuyển 4 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.

Giai đoạn này cũng xử lý nợ xấu giảm từ 13% giai đoạn 1996-1998 xuống 5% năm 2003.

Tiếp theo, kết thúc lần 2 từ 2005-2008 đã chuyển đổi 12 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Quy mô tài sản toàn hệ thống năm 2010 tăng 10 lần so với 2001, lợi nhuận chung năm 2010 tăng hơn 20 lần so với 2001, nợ xấu năm 2010 là 2,16%. 

Trong tái cơ cấu lần 3, có 9 tổ chức tín dụng yếu kém cần sắp xếp chấn chỉnh. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần được sắp xếp, chấn chỉnh lần này cũng là các ngân hàng đã từng tái cơ cấu hai lần trước. 

Như, ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn, Nhà Hà Nội đã tái cơ cấu lần 1. Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đã tái cơ cấu lần 2 (chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái). 

Ngân hàng Nam Việt cũng đã tái cơ cấu lần 2 (chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Sông Kiên). Cũng đã được tái cơ cấu lần 2 là Ngân hàng Phương Tây (được chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Miền Tây), ngân hàng Đại Tín được chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Rạch Kiến, ngân hàng Dầu khí Toàn cầu được chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình.

Từ thực tiễn hai lần tái cơ cấu trước, tái cơ cấu lần này tương tự lần thứ nhất nhưng quy mô tài sản lớn hơn và có tính phức tạp hơn, báo cáo giám sát so sánh.
   
Và cho dù đã qua ba lần tái cơ cấu thì kết quả giám sát cho thấy sự phát triển nhanh về số lượng các ngân hàng thương mại, chuyển đổi các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên ngân hàng thương mại cổ phần đô thị chưa thực sự gắn kết với việc đánh giá chất lượng quản trị ngân hàng (vốn chủ sở hữu, trình độ, chuẩn mực và công nghệ quản trị), tạo sự bất ổn, mất an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các giải pháp vừa qua về sắp xếp, chấn chỉnh trong hệ thống ngân hàng chưa có sự thay đổi lớn về chất, chưa có sự tham gia của các ngân hàng thương mại lớn, có tiềm lực tài chính mạnh trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém.

Chỉ ra khá nhiều hạn chế vướng mắc trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, báo cáo giám sát nhấn mạnh, cho đến nay vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số ngân hàng thương mại cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. 

Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, gây cản trở đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá.

Một trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế trong tái cơ cấu ngân hàng được chỉ ra tại báo cáo là một số giải pháp tái cơ cấu các tổ chức tín dụng mới giải quyết những vấn đề trước mắt như vận động tự sát nhập, mua bán nhưng khó xử lý được triệt để các tồn tại.

Các kết quả đạt được trong đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, báo cáo giám sát nêu rõ.

Theo nghị trình, cả ngày thứ Bảy (1/10), Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cáo về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.

Theo

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - P.Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - TP.Hà Nội

ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Email: [email protected]

Website: vacod.vn

Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng Vacod miền trung - Tp Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278/4 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0236.3652692 - Fax: 0236.3653208

Văn phòng Vacod miền nam - Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 6A Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0983358188

Công ty TNHH MTV Vacod

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Viện nghiên cứu phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam

Trụ sở chính: 132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024.35571875/76/77 – Fax: 024.35571874

Cơ quan ngôn luận: Tạp chí Thương Gia

Địa chỉ: Số 14, Khu 249A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0879 504 666 - Email: [email protected]
Website: https://thuonggiaonline.vn/