Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong tháng 8/2014, nhìn chung thị trường bất động sản trong xu hướng chuyển biến tích cực. Phân khúc nhà ở có tổng giá trị khoảng 900 triệu đến 2 tỷ đồng nhận được sự quan tâm của khách hàng.
Giá đất quanh cầu Nhật Tân đã tăng khoảng 20% so với cuối năm 2013
Diễn đàn Doanh nghiệp xin trích dẫn 10 thông tin bất động sản nổi bật trong 8 tháng đầu năm 2014 được đưa ra tại báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam:
1. Đất quanh cầu Nhật Tân đang tăng giá
Cùng với xu hướng đi lên của thị trường bất động sản, việc hợp long
cầu Nhật Tân từ tháng 4/2014 đã làm giá đất tại đây tăng khoảng 20% so với cuối năm 2013. Nhận được nhiều sự quan tâm nhất là những nơi có không gian thoáng mát, đường sá rộng rãi tại các làng Ngọc Giang, Vĩnh Thanh. Nhiều người cho rằng, con số này còn tiếp tục tăng sau khi cây cầu này được đưa vào hoạt động.
2. Hơn 1,15 tỷ USD vốn FDI "chảy" vào bất động sản
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2014 thu hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7246,2 triệu USD. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đạt 1154,3 triệu USD, chiếm 11,3%; ngành xây dựng đạt 552,9 triệu USD, chiếm 5,4%; các ngành còn lại đạt 1524,1 triệu USD, chiếm 14,9%.
3. Vingroup sẽ sở hữu thêm nhiều dự án mới tại Hà Nội
Với việc sở hữu 99% Công ty bất động sản Hồng Ngân thì đồng nghĩa với việc VIC nắm trọn nhiều dự án bất động sản lớn mà đơn vị này đang triển khai. Tại Hà Nội, bất động sản Hồng Ngân được biết tới với nhiều dự án quy mô lớn, nằm ở khu vực có vị trí đắc địa nhất hiện nay. Đáng chú ý là Dự án Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (sát khu đô thị Mỹ Đình 1). Bên cạnh đó, bất động sản Hồng Ngân còn là chủ dự án Khu Công viên-Hồ điều hòa phía Bắc và phía Nam Nghĩa trang Mai Dịch, phường Mai Dịch.
4. Cấp sổ đỏ cho chung cư sẽ giảm một nửa thủ tục từ tháng 8
Từ ngày 5/8/2014, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và làm thủ tục trình Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (
sổ đỏ) cho người mua nhà và chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố. Như vậy, theo quy định mới này, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở đã quy về một đầu mối.
Thời gian cấp sổ đỏ cho chung cư sẽ giảm đáng kể
5. Thủ tướng đồng ý tăng thời gian vay vốn ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng lên 15 năm
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 61/NQ-CP bổ sung Nghị quyết số 02 về một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tại Nghị quyết mới này, Thủ tướng đã phê duyệt 3 nội dung quan trọng:
Một là, sửa đổi thời gian hỗ trợ đối các đối tượng được vay vốn mua, thuê mua, thuê nhà xã hội và nhà ở thương mại cấp có thẩm quyền phê duyệt là 15 năm;
hai là, bổ sung thêm đối tượng được vay vốn;
ba là, bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước chỉ định được tham gia cho vay ưu đãi.
6. Sẽ mạnh tay với điều kiện kinh doanh địa ốc
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản vừa gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội có khá nhiều thay đổi so với bản đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy. Theo đó, điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản đã được nới đáng kể. Cụ thể: Quy định vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng thời kỳ; các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, bảo hành sẽ chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với việc bán các nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; việc kiểm soát thủ tục của các doanh nghiệp trước khi bán hàng sẽ giao cho Sở Xây dựng địa phương... Hiện nay ban soạn thảo đang nghiên cứu các ý kiến phản biện, góp ý để hoàn thiện.
7. Hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản từ ngân hàng
Quy mô thị trường bất động sản Việt Nam chưa phải là lớn so với các nước khác trong khu vực, nhưng điều đáng chú ý là có tới hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng, 65% tài sản đảm bảo vốn vay là bất động sản. Hiện tại tổng dư nợ bất động sản của Việt Nam vào khoảng 262.100 tỷ đồng (tương đương khoảng 12,5 tỷ USD), chiếm 8% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.
8. Nợ xấu bất động sản còn 4%
Ông Phan Đức Tú - Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV cho biết, tính đến hết tháng 6/2014, tổng giá trị hàng
tồn kho bất động sản của cả nước chỉ còn trên 83.000 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ năm 2013). Từ đầu năm đến nay, giao dịch trên thị trường bất động sản đã được cải thiện. Tại Hà Nội có khoảng 4.000 giao dịch (thành công tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước). Nhờ sự phục hồi của thị trường, trong nửa năm 2014, nợ xấu bất động sản đã được kiểm soát chỉ dao động khoảng 4%.
9. Không cho phép triển khai dự án bất động sản nếu không đủ điều kiện hạ tầng
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 996 phê duyệt phát triển nhà ở TP.Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng 2030. Theo đó, không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà chung của TP và không đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị. Kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất, nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật.
Không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản
10. Hàng chục doanh nghiệp bất động sản nợ sổ đỏ của dân
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lần đầu tiên công bố danh sách 74 dự án của hàng chục chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan chức năng làm
sổ đỏ cho khách hàng. Trong đó, có hàng loạt đại gia bất động sản có vốn nhà nước với các dự án khủng một thời “làm mưa, làm gió” tại Hà Nội nhưng lại nợ sổ đỏ tại nhiều dự án như Vinaconex nợ sổ đỏ 600 khách hàng tại Dự án Khu đô thị mới Splendora; HUD có hàng loạt dự án chưa được làm sổ đỏ, tiêu biểu là Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh…
Linh Vân