Vì sao giáo dục không đi liền với tăng trưởng kinh tế? 4/17/2014 8:57:34 AM
Khi chi phí giáo dục ngày càng tăng thì nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu giáo dục có mang lại hiệu quả tương ứng với chi phí đầu tư? Rõ ràng giáo dục vẫn còn là một kênh đầu tư cá nhân hiệu quả, nhưng ở cấp độ vĩ mô thì vấn đề đang trở nên phức tạp hơn.
Trẻ em gái trong lớp học ở Kabul
Tại Mỹ, giáo dục là con đường để đạt được mức lương cao hơn. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, năm 2013, thu nhập trung bình mỗi tuần của một người có bằng tốt nghiệp trung học là 472 USD. Con số này tăng lên đến 1.108 USD cho những người có bằng cử nhân và 1.714 USD cho những người có bằng thạc sĩ.

Tại Ghana, ước tính mỗi năm học cao hơn sẽ chuyển thành mức thu nhập trung bình hằng năm cao hơn 7%. Ở Trung Quốc, con số này là 12%.

Nhưng liệu đầu tư cho giáo dục có đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia? Tại Mỹ, chi tiêu giáo dục công chiếm hơn 5% GDP. Ở các nước đang phát triển, bao gồm Kenya và Uganda, giáo dục chiếm 15% hoặc hơn trong chi tiêu chính phủ.

Hiện đang diễn ra sự bùng nổ số lượng người đi học ở các nước phát triển nhưng không có bùng nổ tăng trưởng GDP tương ứng. Hay nói cách khác, không có mối quan hệ rõ ràng giữa trình độ dân trí và phát triển kinh tế.

Đến năm 2010, người dân Kenya có nhiều năm học hơn so với người Pháp trong năm 1985. Nhưng GDP bình quân đầu người của Kenya năm 2010 chỉ bằng 7% GDP của Pháp 25 năm trước đó.

Vì sao giáo dục lại có tác động hạn chế tới tăng trưởng kinh tế? Câu trả lời là do giáo dục chỉ đóng vai trò như một bộ lọc chứ không phải là một khoản đầu tư.

> Đầu tư phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập
Giáo dục Mỹ đang thu hút sinh viên Việt Nam
Hãy đầu tư giáo dục cho con bạn một cách sáng suốt

Có vẻ như các nước đang phát triển gặp mâu thuẫn: khi học tiểu học đã trở nên phổ biến thì lợi nhuận từ giáo dục tiểu học giảm. Nguyên nhân của mâu thuẫn là do chất lượng giáo dục không cao, rất nhiều trẻ em đã không học được gì nhiều tại nhà trường. Ví dụ, tại Ấn Độ, chỉ có khoảng một phần tư trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học có thể đọc một đoạn văn đơn giản, làm toán đơn giản...

Trong nhiều năm, các nước trên thế giới đã tập trung vào việc tăng số lượng trẻ em đến trường mà không dành đủ sự quan tâm đến những gì chúng đạt được khi tốt nghiệp. Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải sâu sát hơn để đảm bảo trẻ em phải được đi học và tất cả những gì chúng học được trước khi ra trường đều hữu ích.

Nhưng ngay cả đối với những đứa trẻ học được các kỹ năng, kiến thức tốt thì tình hình cũng không sáng sủa hơn. Rất nhiều sinh viên giỏi ở châu Phi sau khi ra trường chỉ có cơ hội làm việc cho các cơ quan nhà nước.

Khi nói đến những lợi ích của giáo dục, đằng sau chất lượng giáo dục là cơ hội để sử dụng kiến thức một cách hiệu quả. Ở các nước có năng suất thấp, rõ ràng không có nhiều cơ hội để tăng thu nhập. Đây là lý do tại sao ở Nigeria, tấm bằng cử nhân chỉ giúp tăng thu nhập bình quân hằng năm khoảng 200 USD, trong khi ở Mexico, con số này là khoảng 5.400 USD và tại Mỹ là 24.000 USD.


HÀ CÚC
Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 201
   Truy cập trong ngày : 5935
   Tổng số truy cập : 27982163
Logo thương hiệu Việt