Thưa anh, cơ duyên nào mà nhà hàng được lựa chọn để trở thành nơi tổ chức thường xuyên của chương trình bữa sáng doanh nhân?

Trước hết, tôi là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội (HBA) từ những ngày đầu thành lập. Tôi đã từng tham gia nhiều công tác hội và đã từng được giao các trọng trách trong bộ máy điều hành của Hiệp hội. Đến năm 2012, tôi tách ra khởi nghiệp và trở thành thành viên của hiệp hội.

Năm 2019, tôi mở Nhà hàng này. Thời điểm đó, Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn đã có ý tưởng về chương trình Bữa sáng doanh nhân để các hội viên gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với nhau.

Ông Hoàng Mạnh Dũng, Tổng Giám đốc Nhà hàng R&V - Wine Cellar & Restaurant 

Trên tinh thần “Hội viên là bạn hàng của nhau, khai thác thị trường nội bộ của nhau” thì Nhà hàng được chọn là nơi tổ chức thường niên.

Bởi vì vị trí Nhà hàng ở quận Đống Đa, thuận tiện cho các hội viên di chuyển. Thứ nữa, một trong những tiêu chuẩn lựa chọn Nhà hàng là quán ăn nhưng không ồn ào, phải giữ được không khí và đúng “chất” doanh nhân.

Bữa sáng doanh nhân” không chỉ là nơi ăn sáng, mà quan trọng là nơi giao lưu, kết nối doanh nhân – doanh nghiệp với nhau, tạo ra các cơ hội hợp tác phát triển.

Vậy tổ chức chương trình này, nhà hàng có gặp khó khăn gì không, thưa anh?

Nhà hàng R&V - Wine Cellar & Restaurant là nhà hàng chuyên về rượu vang, với các loại rượu vang được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, Tây Ban Nha… nhưng cũng có nhiều loại rượu khác như Whisky.

Ban đầu, lúc thành lập, cửa hàng chỉ phục vụ rượu vang, nhưng sau đó Nhà hàng phục vụ thêm đồ ăn, và hiện đang lấy phục vụ đồ ăn làm mục tiêu định hướng chiến lược chính.

Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn trao đổi với các doanh nghiệp tại chương trình

Về đồ ăn thì phục vụ cả đồ Âu lẫn đồ Á – Đông. Trong đó lấy đồ Âu làm chủ đạo để phù hợp với thưởng thức rượu vang.

Thực ra nhà hàng không chuyên về ăn sáng, nhưng với quy mô 1 bếp trưởng, 1 bếp phó phụ trách đồ Âu và 1 bếp phó phụ trách đồ Á Đông, thì việc phục vụ các món ăn sáng truyền thống không quá khó khăn gì.

Bình thường, nếu trong ngày, nhà hàng sẽ phải đón tầm 60 – 70 thực khách cùng lúc. Thời điểm gần cuối tuần sẽ full phòng sẽ đón tới 150 khách cùng lúc.

Hiện tại, sau thời gian dịch, Nhà hàng đang có kế hoạch mở rộng quy mô với dự kiến 3 điểm mới tại Hà Nội và 1 Nhà hàng ở Hưng Yên.

Như lúc nãy anh có nói: “Hội viên là bạn hàng của nhau, khai thác thị trường nội bộ của nhau”, vậy tham gia Hiệp hội giúp Nhà hàng có thêm những cơ hội nào, thưa anh?

Riêng với chương trình Bữa sáng doanh nhân, hiện nay mới chỉ tổ chức và phải hoãn vì dịch nên mới chỉ ở mức giới thiệu Nhà hàng đến với các thành viên Hiệp hội.

Còn với vai trò hội viên của 2 Hiệp hội HBA và VACOD, Nhà hàng nhận được rất nhiều hỗ trợ từ hội viên của Hiệp hội, và Nhà hàng cũng có nhiều ưu đãi đối với các hội viên khác.

Ví dụ như khăn ăn hay thực phẩm chế biến rau, củ, quả… Nhà hàng vẫn ưu tiên sử dụng sản phẩm của hội viên bạn. Ngoài ra, Nhà hàng cũng nhận tiêu thụ các sản phẩm khác của hội viên bạn như sigar hoặc các thực phẩm khô khác. Hay đối với nhân sự, đều ưu tiên tuyển các vị trí đều từ các đơn vị cung cấp nhân sự của Hiệp hội.

Thành viên Hiệp hội giao lưu, trao đổi 

Cũng phải nói lại, Nhà hàng hoạt động phải tôn trọng ý kiến của Bếp trưởng, bởi Bếp trưởng là linh hồn của Nhà hàng. Do đó, nhiều khi việc lựa chọn thực phẩm là việc của Bếp trưởng, tôi cũng chỉ gợi ý chứ không có quyền quyết định về thực phẩm dùng trong chế biến.

Là thành viên của 2 Hiệp hội, và hiện đang có tên trong ban Thường vụ của hiệp hội, chúng tôi vẫn mong muốn tăng cường kết nối hơn nữa giữa các thành viên, hỗ trợ lẫn nhau, giao lưu phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Một số hình ảnh tại chương trình:

dsc_0398