Người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn? 10/24/2014 9:25:52 AM
Trước thực trạng Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) có nguy cơ đổ vỡ do bất hợp lý trong quan hệ đóng – hưởng, mức đóng ít, thời gian ngắn so với hưởng, Dự luật Bảo hiểm xã hội hướng tới tăng thu và giảm mức hưởng của người lao động bằng cách thay đổi cách tính lương hưu và phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phần trăm của lương, thu nhập…
Người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn?

Người lao động sẽ phải trả bảo hiểm xã hội nhiều hơn, để được lương hưu ít hơn? Ảnh tư liệu

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, người đã thẩm tra luật này ngay từ đầu, đưa ra ví dụ về trường hợp ông Nguyễn Minh, nguyên Tổng giám đốc Nhà máy bia Huda (Huế), hiện đang hưởng lương hưu 65 triệu/tháng, về hưu rất sớm với bình quân tuổi là 54, cao hơn rất nhiều so với lương Chủ tịch Quốc hội.
Giảm khoảng cách chênh lệch lớn
“Nếu không tính theo nguyên tắc đóng hưởng để đảm bảo cân bằng quỹ thì rất khó khăn. Nhưng chúng tôi muốn kéo dãn lộ trình này để người về hưu trước và khi luật mới ban hành không có sự chênh nhau nhiều”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói.
Để có được mức lương hưu gây sốc này, ông Lợi cho biết vị tổng giám đốc này đã tính toán rất kỹ mức tiền đỏng bảo hiểm xã hội trước đó. Theo đó, mức tiền đóng bảo hiểm xã hội của vị tổng giám đốc này được đóng trên thu nhập thực tế của ông nay, hàng trăm triệu đồng mỗi tháng chứ không phải là lương cơ bản.
Sở dĩ có hiện tượng này là do cách tính lương hưu hiện nay vẫn chưa ổn. Đó là, mức đóng bảo hiểm xã hội hiện rất thấp, chỉ đóng khoảng 70% trên tiền lương thực tế. Trong khu vực có quan hệ lao động (làm việc có hợp đồng lao động), lương thực tế khoảng 3,8 triệu đồng nhưng đóng bảo hiểm xã hội chỉ ở mức của 2,7 triệu đồng.
“Trong khi đó, tỷ lệ hưởng lại rất cao. Người lao động khi nghỉ hưu được hưởng 75% lương của trung bình 5 năm hoặc 10 năm lao động sau cùng (khi đã đạt được những bậc lương cao nhất trong cả đời làm việc)”, ông Lợi bình luận.
Theo ông Lợi so sánh, trên thế giới, các nước thường không hình thành cơ chế tính hưởng lương hưu ở mức như Việt Nam. Về nguyên tắc, lương hưu được coi là khoản bù đắp cho hao phí lao động, để hưởng khi tuổi già, lúc không còn sức lao động chứ không hướng đến việc phải sống đàng hoàng bằng lương hưu.
“Lương hưu chỉ để đảm bảo nhu cầu sống bình thường, tối thiểu của bản thân người đó. Dù trong trường hợp ông Nguyễn Minh không có gì bất hợp lý bởi đóng cao thì hưởng cao, song xét ở góc độ chính sách xã hội thì không nhất thiết phải vậy”, ông Lợi nêu quan điểm.
Do vậy, theo ông Lợi, để hạn chế những trường hợp tương tự, Nhà nước đã xây dựng hàng rào kỹ thuật bằng việc quy định khoản đóng bảo hiểm không vượt quá 20 lần lương cơ sở. Và thực tế hiện nay, những người đang hưởng lương cao cũng chỉ tham gia đóng bảo hiểm ở mức tương đương lương tối thiểu vùng cộng thêm một tỷ lệ nhỏ 5-7%. 
Tăng thu cho quỹ
Theo đó, Dự luật lần này sẽ mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm, thêm 3 nhóm gồm người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ thời gian từ 1 – 3 tháng; cán bộ không chuyên trách ở cấp xã; đối tượng đóng bảo hiểm tự nguyện.
Mức đóng cũng được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương và tiền lương giờ đây sẽ bao gồm lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác có trong hợp đồng thay vì chỉ bao gồm lương như hiện hành.
Trong khi đó, mức lương hưu trí sẽ bị giảm đi với cách tính mới. Hiện có 2 phương án được đưa ra để thảo luận. Theo đó, phương án thứ nhất, điều chỉnh theo lộ trình, từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong 15 năm với nữ và 20 năm với năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Một số ý kiến cho rằng, việc sửa đổi này là cần thiết để khắc phục tình trạng mất cân đối trong đóng – hưởng BHXH; bên cạnh đó, có ý kiến ĐBQH chưa tán thành việc điều chỉnh mức lương hưu hàng tháng như dự thảo Chính phủ trình khi tuổi nghỉ hưu của người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
Trước sự bất nhất quan điểm này, Dự thảo luật cũng đưa ra phương án tính lương thứ hai. Đó là, bắt đầu từ năm 2018, lương hưu được hưởng bằng 45% mức bình quân tiền lương đã đóng trong 16 năm, năm 2019 là 18 năm, 2020 là 19 năm... cho đến năm 2022 là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Bình luận về dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng: “Với luật này, người lao động sẽ phải đóng nhiều hơn, mức hưởng hàng tháng giảm đi. Đây là điều không ai muốn, là người lao động tôi cũng không muốn. Nhưng có thực tế phải nhìn nhận, khả năng mất cân đối của Quỹ BHXH ngày càng hiển hiện. Với tình trạng hiện nay trong 10 – 15 năm nữa có thể sẽ vỡ quỹ”.
Đại biểu Quốc hội Trần Thanh Hải, Chủ tịch liên đoàn lao động TP HCM, cũng cho rằng nếu áp dụng cách tính lương như dự thảo luật thì người lao động sẽ thiệt thòi. Vì như thế đối với nam phải mất 35 năm, nữ 30 năm mới được hưởng tối đa 75%, trong khi bình quân hiện nay là 30 và 25 năm. Do vậy, nên giữ nguyên quy định về cách tính toán lương hưu như luật hiện hành.
Đại biểu Lê Trọng Sang (Phó giám đốc Sở Lao động TPHCM), cũng cho rằng cách tính theo dự thảo luật sẽ làm thiệt người lao động, với mức lương hưu vào năm 2018 của lao động nam sẽ là 45% cho 20 năm đóng, thấp hơn so với người nghỉ hưu vào năm 2017.

Theo BizLive
Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 193
   Truy cập trong ngày : 3441
   Tổng số truy cập : 27979669
Logo thương hiệu Việt