Bốn chiến lược đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và ASEAN 9/12/2016 11:14:42 AM
Ban đầu, OFDI Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào một số nước như Lào, Thái Lan. Kể từ năm 2006, Việt Nam vươn lên trở thành điểm đến được Hàn Quốc ưu ái.
Bốn chiến lược đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và ASEAN
Ảnh minh họa

ASEAN là điểm đến đầu tư lớn của Hàn Quốc, chiếm 16% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của Seoul.

Là nhà đầu tư lâu năm tại ASEAN, tuy nhiên Hàn Quốc chỉ thực sự mạnh tay rót vốn vào giữa những năm 2000.

Tính đến năm 2015, con số này đạt 41 tỷ USD, tập trung tại một số ít nước thành viên bao gồm Việt Nam, Singapore và Indonesia, chiếm 63% OFDI Hàn Quốc, theo thống kê tại Báo cáo ASEAN Investment 2016.

Ban đầu, OFDI Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào một số nước như Lào, Thái Lan. Kể từ năm 2006, Việt Nam vươn lên trở thành điểm đến được Hàn Quốc ưu ái.

Tính đến 2015, Hàn Quốc chính thức trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam, nhờ các dự án vốn khủng của LG và Samsung.

Mỗi nhà đầu tư của Hàn Quốc tìm kiếm một tiêu chí khác nhau khi đầu tư vào ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên có thể chia ra làm 3 nhóm mục đích chính.

Tìm kiếm hiệu quả

Hầu hết OFDI của Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử tại ASEAN là để tận dụng chi phí nhân công giá rẻ. Điển hình là hai khoản đầu tư gần đây của LG và Samsung vào Việt Nam.

Samsung mở nhà máy trị giá 2 tỷ USD tại Thái Nguyên năm 2014 để lắp ráp smartphone, với lợi thế đầu tiên là “chi phí nhân công giá rẻ”, lãnh đạo công ty cho biết.

Ngoài ra, tập đoàn cũng mở rộng quy mô hoạt động của các khu tổ hợp và nhà máy khác tại Việt Nam.

Kết quả là đến năm 2013, doanh thu xuất khẩu đến từ hàng điện tử đã lần đầu tiên vượt doanh thu xuất khẩu dệt may, chiếm tới 20% tổng doanh thu.

Chỉ tính riêng doanh lĩnh vực hàng điện tử, doanh thu xuất khẩu hàng Samsung đã chiếm 23%.

Theo chân Samsung, LG cũng vừa triển khai nhà máy trị giá 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng. Dự án này sẽ được xây dựng trong vòng 10 năm và sẽ là đại bản doanh sản xuất lớn nhất của LG tại ASEAN, 70% thành phẩm sẽ để phục vụ xuất khẩu.

LG cũng đang lên kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất TV tại Việt Nam nhờ “chi phí nhân công rẻ và vị trí gần các nhà cung cấp Trung Quốc”.

Tìm kiếm thị trường

Đây là chiến lược chung của hai nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc.

Nhóm đầu tiên đi tìm thị trường truyền thống trong lĩnh vực hàng tiêu dùng như Lotte, E-mart, Hanwha.

Nhóm thứ hai bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ như POSCO, Hyundai Engineering and Construction.

Năm 2015, Việt Nam và Indonesia là các nước nhận được nhiều FDI từ các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm thị trường nhất. Đây là hai nước có khoản đầu tư của Lotte và E-mart.

Lotte Mart vào Việt Nam năm 2006 thông qua một liên doanh với Việt Nam, vốn đầu tư ban đầu là 65 triệu USD.

Năm 2012, Lotte Mart được phê duyệt chuyển liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài, nâng vốn điều lệ lên 120 triệu USD, rục rịch triển khai các dự án tại Việt Nam. Tập đoàn đặt mục tiêu mở 60 siêu thị trên toàn quốc đến năm 2020.

E-mart – công ty con của Tập đoàn Shinsegae – là chuỗi siêu thị giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc. Công ty khai trương đại siêu thị Emart Gò Vấp tại TP.HCM năm 2015.

E-mart đặt mục tiêu biến TP.HCM thành cứ điểm để mở rộng thị trường tại cả Việt Nam và các nước láng giềng như Lào và Myanmar.

Hanwha bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 2009. Việt Nam được Hanwha xem là tụ điểm chiến lược để tấn công thị trường ASEAN, mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như năng lượng mặt trời, nhiên liệu và bảo hiểm nhân thọ.

Trong một thị trường đang bị chi phối bởi nhiều tay chơi như Prudential, Manulife, Baoviet, AIA và Daiichi, Hanwha nhanh chóng lọt top công ty bảo hiểm dẫn dầu với vốn điều lệ cao nhất.

Đối với nhóm thứ hai, doanh nghiệp Hàn Quốc mạnh trong lĩnh vực năng lượng và điện, vận tải, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Họ thường rót tiền vào các thị trường đã hoặc đang đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

POSCO, một trong những công ty thép lớn nhất thế giới, đã có mặt tại khắp ASEAN, ở các nước như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Vào Việt Nam từ năm 1992, hiện POSCO nắm giữ 40% thị thần thép không gỉ. Một số cái tên đình đám khác đến từ Hàn Quốc trong lĩnh vực này tại Việt Nam và ASEAN có thể kể đến như Hyundai E&C, Doosan Heavy Industries.

Tìm kiếm tài nguyên

Indonesia, Myanmar và Việt Nam là điểm đến được các công ty của Hàn Quốc đang đi tìm kiếm tài nguyên ưa chuộng.

Mặc dù một số doanh nghiệp đầu tư vào Indonesia để tận dụng tài nguyên trong khai khoáng và năng lượng, phần lớn để mắt tới lĩnh vực lâm nghiệp.

Tập đoàn Korindo hoạt động tích cực trong lĩnh vực lâm nghiệp tại Indonesia. Thâm nhập từ những năm 1960, tập đoàn mở rộng từ lĩnh vực gỗ xẻ sang gỗ lát, giấy và thùng container.  

Đầu những năm 1990, gỗ từ Hàn Quốc chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu trong nước, nên gỗ nhập từ ASEAN và Úc rất thông dụng.

Tìm kiếm tài sản chiến lược

Các doanh nghiệp này tìm kiếm tài nguyên như công nghệ, nhân lực tay nghề cao và các tài sản có thể giúp họ củng cố mạng lưới toàn cầu.

Ví dụ, LG Chem thành lập công ty con NanoH2O Singapore Private tại Singapore năm 2014 để tiếp cận hệ sinh thái công nghệ độc đáo tại đảo quốc sư tử.

Singapore đang cùng lúc phát triển nhiều công nghệ như công nghệ sinh học, dược phẩm và ICT, ứng dụng trong các ngành kinh doanh.

Nhìn chung, xu hướng doanh nghiệp Hàn Quốc cùng lúc tìm kiếm nhiều hơn một tiêu chí khi đầu tư vào ASEAN đang ngày càng gia tăng.

Sự hội nhập ngày càng cao của ASEAN với các thỏa thuận FTA sắp được ký kết càng làm gia tăng lợi thế cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu vực này.

Do đó, triển vọng OFDI Hàn Quốc đổ vào ASEAN nói riêng và Việt Nam nói chung là xán lạn.



Theo Bizlive.vn

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Clip hoạt động Vacod
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 166
   Truy cập trong ngày : 2702
   Tổng số truy cập : 27950723
Logo thương hiệu Việt